Mức độ canxi trong máu của người khỏe mạnh đạt mức 8,8 - 10,4 mg/dL. Nếu thấp hơn chỉ số này nghĩa là cơ thể đang bị hạ canxi máu. Tùy mức độ bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài khác nhau. Khi bệnh diễn biến nặng thì những biểu hiện sẽ càng nghiêm trọng. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp hạ canxi máu mà chúng ta không nên bỏ qua.
07/08/2021 | Hạ canxi máu là gì và cần làm gì khi bị hạ canxi máu?
1. Những triệu chứng ở bệnh nhân hạ canxi trong máu
Nhận biết sớm tình trạng hạ canxi trong máu giúp bệnh nhân có thể được điều trị kịp thời. Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân đã được cứu sống nhờ phát hiện sớm triệu chứng của tình trạng hạ canxi máu. Dưới đây là những triệu chứng bệnh mà bạn cần phải chú ý:
Bệnh nhân bị hạ canxi máu có hiện tượng co rút cơ, chuột rút
Triệu chứng bệnh ở người lớn
Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, đa số người bệnh đều không có những triệu chứng rõ ràng. Thông thường, những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài khi tình trạng thiếu canxi đã ở mức khá nghiêm trọng. Một số triệu chứng có thể xảy ra ở người trường thành bị hạ canxi là:
Người bệnh có biểu hiện rối loạn nhịp tim
-
Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, cảm thấy cơ thể chậm chạp và lười hoạt động.
-
Bệnh nhân có hiện tượng co rút cơ, chuột rút.
-
Bị rối loạn cảm giác ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
-
Rối loạn nhịp tim.
-
Đau thắt vùng bụng.
-
Có hiện tượng ngủ gật hoặc cáu gắt vô cớ với người khác, thậm chí một vài trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến trầm cảm.
Triệu chứng bệnh ở trẻ em
Đối với trẻ sơ sinh khi bị hạ canxi, các bé có thể xuất hiện những biểu hiện bất thường như thường xuyên quấy khóc, hay bị khó chịu, thường xuyên ngủ gật và biếng ăn, bỏ bú.
Trẻ bị bệnh hạ canxi máu thường xuyên quấy khóc
Đối với những trẻ lớn hơn: Những biểu hiện bệnh của các em cũng gần giống với biểu hiện bệnh của người lớn. Đặc biệt là tình trạng tăng phản xạ gân xương và co rút cơ.
Trong đó:
Tình trạng tăng phản xạ gân xương có thể kiểm trăng bằng cách sử dụng dấu Chvostek. Cách thự hiện như sau, gõ vào vị trí trước gờ của tai ngoài trong khoảng cách 2cm và vị trí dưới xương gò má. Nếu các cơ mặt cùng bên co lại thì đó chính là tình trạng bị hạ canxi.
Tình trạng co rút cơ có thể sử dụng dấu Trousseau. Cách thực hiện như sau: Bạn đo huyết áp tâm thu 20mmHg và hãy giữ khoảng 3 phút. Nếu có sự co rút cơ dấu trousseau dương tính.
Người bệnh mệt mỏi và dễ cáu gắt
Triệu chứng hạ canxi cấp
Dưới đây là những biểu hiện của tình trạng hạ canxi cấp:
-
Chỉ số canxi trong máu rất thấp, dưới 7 mg/dL.
-
Có hiện tượng dị cảm ở đầu lưỡi, đầu môi và đầu các chi.
-
Chân duỗi như đạp xe đạp.
-
Người bệnh có hiện tượng co giật cơ mặt, toàn thân đau nhức.
Nếu không được xử lý, những trường hợp bị hạ canxi cấp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Đối với người lớn, có thể gây nhuyễn xương. Đối với trẻ em có thể gây chậm phát triển.
2. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ canxi máu
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng hạ canxi máu là tình trạng suy tuyến cận giáp. Tuyến cận giáp có chức năng điều hòa lượng oxy trong cơ thể của chúng ta. Chính vì thế, nếu mắc phải bệnh suy tuyến cận giáp hoặc một số bệnh lý khác về tuyến cận giáp làm ảnh hưởng đến nồng độ hormone của tuyến này và đồng thời ảnh hưởng lớn đến nồng độ canxi trong máu. Từ đó, rất dễ gây ra tình trạng hạ canxi máu. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng làm tăng nguy cơ bị tụt canxi như:
-
Chế độ ăn uống không giúp cơ thể cung cấp đủ canxi và lượng vitamin D cần thiết.
-
Nhiễm trùng.
-
Do sử dụng một số loại thuốc như phenytoin, phenobarbital hay rifampin.
-
Tình trạng căng thẳng quá mức, hay thường xuyên lo lắng.
-
Tập thể dục sai cách: Tập quá nhiều hoặc tập với cường độ mạnh.
-
Nồng độ magie hay phosphate trong cơ thể không ổn định.
-
Người mắc bệnh thận.
Những trường hợp thường xuyên bị táo bón hoặc gặp phải những vấn đề về rối loạn đường ruột cũng hấp thụ canxi kém và về lâu dài dễ dẫn đến tình trạng thiếu canxi, tăng nguy cơ hạ canxi máu.
Người bệnh ung thư đang trong giai đoạn tiến triển của bệnh.
Phụ nữ mang thai và trẻ em là đối tượng cần cung cấp nhiều canxi nhưng thực tế lại không được cung cấp lượng canxi cần thiết.
3. Phương pháp điều trị tình trạng tụt canxi?
3.1. Biến chứng của bệnh hạ canxi máu
Đối với trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển của trẻ.
Đối với người lớn, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng chẳng hạn như tình trạng loãng xương, nhuyễn xương, ảnh hưởng đến chức năng vận động, gây tổn thương não bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh,…
3.2. Điều trị hạ canxi máu
Khi được chẩn đoán mắc bệnh hạ canxi máu, bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ theo những phương pháp điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh chóng được cải thiện. Một số biện pháp điều trị bệnh thường được áp dụng như sau:
-
Bổ sung canxi qua đường uống
-
Trong những trường hợp cần thiết cần được bổ sung canxi qua đường tĩnh mạch.
-
Điều trị canxi theo nguyên nhân gây bệnh để bệnh được điều trị triệt để và hiệu quả.
Trên đây là những triệu chứng thường gặp hạ canxi máu. Các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện một số biện pháp để phòng ngừa tình trạng tụt canxi trong máu như: áp dụng chế độ ăn bổ sung canxi và vitamin D, nên tắm nắng để tăng cường vitamin D và từ đó giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể, kịp thời điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một đơn vị y tế uy tín, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng. Đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện đều là những bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và luôn hết mình vì người bệnh. Vì thế, MEDLATEC chính là nơi bạn có thể gửi trọn niềm tin. Nếu còn có những thắc mắc cần được giải đáp, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.